Mặc dù nhiều người đã dần bỏ qua những quy tắc trên bàn ăn nhưng họ vẫn có thể nhận biết được một đứa trẻ có được giáo dục đàng hoàng hay không thông qua bữa ăn.
William Hansen đã từng nói: “Người giỏi quan sát, chỉ cần đặt công phu vào một bữa ăn của ai đó, có thể biết được nền tảng tính cách của cha mẹ, cũng như nền tảng giáo dục của họ như thế nào?”.
Lễ nghĩa, phép xã giao trên bàn ăn của một người, có mối liên hệ mật thiết đến sự giáo dục trong gia đình, cũng như sự giáo dưỡng được hưởng thụ của họ. Người có cách cư xử không đúng lễ tiết trên bàn ăn, đầu tiên không phải phản ánh thói hư tật xấu của họ, mà là sự giáo dục của cha mẹ.
Biểu hiện trên bàn ăn của những đứa trẻ đến từ 4 quốc gia trên thế giới, thông qua đó, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra sự khác biệt.
Những đứa trẻ Hàn Quốc
Bố mẹ Hàn Quốc thường giống như người già trong nhà, đứa trẻ nhỏ nhất trong gia đình thường phải chuẩn bị bữa ăn cho các thành viên trong gia đình theo thứ tự từ lớn đến bé trước mỗi bữa ăn.
Đứa trẻ Hàn Quốc ăn cơm như một hình thức cảm ơn. Khi ăn cơm, người lớn tuổi trong nhà chưa động đũa thì trẻ con trong nhà cũng không được phép động đến, hơn nữa, trước khi ăn cơm còn cần phải cung kính nói với những người lớn tuổi trong gia đình: “Cảm ơn mọi người đã mang lại cho con bữa ăn thịnh soạn như thế này”, sau đó mới ăn.
Ảnh minh họa.
Trẻ em Mỹ
Trẻ em Mỹ được học cách tự lập ngay khi con nhỏ. Khi đứa trẻ đến độ tuổi có thể dùng đũa và thìa, cha mẹ sẽ để chúng tự ăn, tự chọn đồ ăn của mình.
Trong suy nghĩ của cha mẹ Mỹ, khi con mình có thể hoàn thành một việc nào đó, họ sẽ không can thiệp đến, bởi khi đó đứa trẻ có thể tự chịu trách nhiệm cho những hành động của mình, do đó họ đã “buông” tay để con cái học cách trưởng thành.
Trẻ em Nhật Bản
Ở nước Nhật, dù ở trường hay ở nhà, trẻ con cũng đều được giáo dục rằng phải biết giúp đỡ cha mẹ chuẩn bị đồ ăn, cách ăn uống lịch sự cũng như việc dọn dẹp sau khi ăn xong. Đấy là một phần của văn hoá ẩm thực Nhật Bản.
Các bà mẹ Nhật luôn để ý đến việc dạy con tự nấu những món ăn đơn giản cũng như khuyến khích trẻ giúp đỡ mẹ trong bếp với khả năng tối đa của chúng. Điều này không những giúp trẻ biết quý trọng thức ăn, biết cách “cư xử” với thức ăn mà đồng thời còn khiến bé thấy ăn uống và nấu nướng cũng là một hoạt động rất vui và lý thú.
Ảnh minh họa.
Trên bàn ăn, chúng ta có thể nhìn thấy sự tu dưỡng của một đứa trẻ, đó là sự biết ơn của những đứa trẻ Hàn Quốc, tính độc lập của những đứa trẻ Mỹ, sự tháo vác và lễ nghĩa của những đứa trẻ Nhật Bản.
Trong khi đó, nhiều gia đình ở Việt Nam, điều người lớn trong gia đình quan tâm nhất là đứa trẻ ăn có no hay không mà thôi. Mỗi khi ăn cơm, người lớn tuổi trong gia đình thường bưng bát cơm, hết lượt này đến lượt khác gọi tên đứa trẻ, liên tục làm trò để ‘dỗ dành’ đứa trẻ ăn cơm. Còn có lúc bố mẹ tay trái cầm bát, tay phải cầm thìa đút cho đứa trẻ ăn từng miếng cơm một, lo sợ rằng chúng sẽ “dán mắt” vào cái tivi trong quá trình ăn.
Nếu cứ kéo dài tình trạng như vậy mãi, những đứa trẻ như vậy sẽ không có sự phát triển toàn diện nhất, đó chính là kết quả của ảnh hưởng xã hội, giáo dục gia đình, giáo dục trường học, tu dưỡng cá nhân.
Vì tương lai sau này của con, vẫn chưa là quá muộn nếu cha mẹ quyết tâm thay đổi thói quen cho con ngay từ hôm nay, phép tắc đầu tiên chính là giáo dục trên bàn ăn cho con trẻ.
Một số thói quen tốt cho trẻ khi ăn uống
Trước khi ăn, các thành viên trong gia đình vào vị trí của mình, đũa chỉ được di chuyển sau khi cả gia đình đã yên vị. Thông qua đó, cha mẹ có thể dạy trẻ cách kính trên nhường dưới, tôn trọng người lớn tuổi trong nhà.
Học cách cầm bát và ăn một cách chính xác: Ngón tay cái của trẻ đặt trên thành bát, bốn ngón tay còn lại đặt dưới đáy bát. Qua đó cũng thể hiện sự biết ơn của trẻ đối với từng bát cơm, hạt gạo.
Trong bữa ăn, luôn giữ bàn sạch sẽ. Từ đó, dưỡng cho trẻ thói quen ngăn nắp, sạch sẽ.
Ảnh minh họa.
Khi ăn phải nhai chậm, hạn chế vừa ăn vừa nói chuyện quá nhiều, cố gắng không phát ra tiếng động mạnh, kẻo ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Không lật gắp hoặc chọn thức ăn, một số món ăn cần phải sử dụng đũa chung để đảm bảo vệ sinh, khi đũa bị dính thức ăn của cá nhân thì không nên gắp thức ăn.
Không vung vẫy đồ ăn vào người khác. Điều này cũng giúp trẻ học cách tôn trọng người khác.
Các bữa ăn đều đặn và đủ lượng cho ba bữa một ngày, không ăn một phần, không ăn quá nhiều, quý trọng thức ăn và không lãng phí.
Khi rời bàn ăn, cần cho thức ăn thừa và đồ ăn bẩn vào bát riêng, kê ghế thẳng đứng, mời những người đang ăn tiếp tục thưởng thức bữa ăn.
Dưỡng thành thói quen ăn uống có giáo dưỡng trên bàn ăn là tiền đề quan trọng để đảm bảo sự thành công trong sự nghiệp của con người sau khi bước vào xã hội sau này. Sự giáo dưỡng này là tài sản vô hình quý giá nhất mà cha mẹ để lại cho con cái.
6.977 thoughts on “Trẻ em thế giới được dạy điều gì trên bàn ăn?”